Trong thời buổi kinh tế ở giai đoạn lạm phát mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố khách quan từ dịch bệnh Covid-19, khủng hoảng năng lượng toàn cầu và chiến sự tại châu Âu giữa Nga và Ukraine, câu hỏi cần bao nhiêu tiền để mua nhà? Nếu bạn mua nhà Hà Nội cần bao nhiêu tiền để hiện thức hóa mong muốn?. Giải pháp tài chính nào sẽ là chìa khóa tối ưu nhất, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Cần bao nhiêu tiền để mua nhà Hà Nội?
Giá nhà và đất tại TP.Hà Nội được xếp hạng thứ 3 trong Top 10 thành phố có giá nhà đắt nhất thế giới, bình quân giá BĐS hiện nay đã vượt mốc 100 triệu/m2 ở những khu vực trung tâm.
Vậy làm thế nào để sở hữu một ngôi nhà liền thổ, một căn hộ chung cư hay mảnh đất tại Hà Nội cần bao nhiêu tiền vẫn là đang là băn khoăn của rất nhiều người. Thực tế khi quyết định mua nhà, giá trị ngôi nhà sẽ phụ vào giá trị của thị trường bất động sản. Với những gia đình có mức thu nhập từ 10 đến 20 triệu/ tháng. Thì việc trả lời cho câu hỏi “cần bao nhiêu tiền để mua nhà” càng nan giải hơn.
Để mua nhà một cách an toàn thì người mua cần sở hữu ít nhất 2/3 giá trị căn nhà. Có nghĩa là nếu muốn mua nhà 3 tỷ đồng, bạn phải có ít nhất là 2 tỷ 300 triệu đồng. Với thu nhập 30 triệu/ tháng. Trừ đi các khoản chi phí, thuê nhà.
Ước lượng mỗi tháng bạn sẽ tích góp được 10 triệu. Như thế, phải mất đến 19 năm mới có thể tích góp đủ tiền mua nhà. Chưa kể đến vấn đề bất động sản tăng, lạm phát, chính sách thuế, thiên tai, biến động kinh tế… Điều này khiến bạn phải có những biện pháp để chạy đua với đồng tiền thật nhanh để tìm đáp án cho câu hỏi cần bao nhiêu tiền để mua nhà ?

Hệ thống các loại phí khi mua nhà mà bạn nên biết
Khi phát sinh giao dịch mua – bán bất động sản nói chung và nhà ở nói riêng thì người mua phải chuẩn bị các loại phí khi mua nhà. Đây là nghĩa vụ và khoản phí bắt buộc đóng cho cơ quan nhà nước bao gồm các loại phí sau đây:
Phí trước bạ:
- Đối với nhà đất: Lệ phí trước bạ=0.5% x diện tích x giá 1 mét vuông (mỗi khu vực sẽ có bảng giá khác nhau)
- Đối với nhà ở – nhà liền thổ:Lệ phí trước bạ=0.5% x (diện tích x giá 1 mét vuông x % chất lượng còn lại)
Theo đó:
- Diện tích căn hộ sẽ là căn cứ để đóng phí trước bạ là toàn bộ phần sàn nhà thuộc quyền sở hữu hợp pháp.
- Tỷ lệ % chất lượng là do Ủy Ban Nhân Dân địa phương ban hành theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra còn có các loại phí mua nhà khác như: phí thẩm định, phí cấp sổ đỏ, phí thẩm định, phí môi giới, phí luật sư,… Những loại phí này có thể có và có thể không tùy theo tình huống mà người mua nhà muốn sử dụng hay không.

Cách tiết kiệm tiền mua nhà trong 5 năm hiệu quả
Việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là bắt đầu học cách tiết kiệm và kiểm soát chi tiêu sinh hoạt của cả gia đình. Tiết kiệm là một việc vô cùng quan trọng quyết định thành công mục tiêu mua nhà của bạn.

Trả lời 4 câu hỏi để thiết lập mục tiêu tiết kiệm tiền mua nhà trong 5 năm
Hãy thiết lập mục tiêu bằng cách liệt kê những câu hỏi cơ bản cần giải quyết như:
- Khả năng tài chính hiện tại của bạn hoặc gia đình nằm ở mức nào?
- Vị trí và diện tích căn hộ dự định mua sẽ như thế nào?
- Thời hạn 05 năm có đủ để thực hiện kế hoạch không?
- Nếu không đủ khả năng thì bạn có thể sử dụng đến sự hỗ trợ từ nguồn nào khác không?
Nếu bạn đã trả lời được 4 câu hỏi này, thì bước tiếp theo sẽ dễ dàng để thiết lập định hướng và điều chỉnh chi tiêu hợp lý cho mục tiêu cần bao nhiêu tiền để mua nhà. Bắt đầu hành động bằng cách lên kế hoạch các quỹ tiết kiệm hàng tháng, việc này giúp bạn kiểm soát dòng tiền chi tiêu một cách tối ưu nhất.
Một mẹo nhỏ cho người mới bắt đầu tiết kiệm tiền mua nhà là đừng đặt thời gian quá dài sẽ làm bạn dễ cảm thấy chán nản, hãy bắt đầu tổng kết chi tiêu trong 1 ngày, rồi tới 1 tuần, một tháng và cuối cùng là một năm.
Áp dụng cách tiết kiệm và kiểm soát chi tiêu hiệu quả
Sau đây là những cách mà bạn có thể áp dụng để tiết kiệm và kiểm soát chi tiêu hiệu quả:
- Hãy kiểm soát cảm xúc trước khi mua sắm, vì cảm xúc sẽ quyết định đến việc bạn có “xuống tiền” hay không. Ví dụ đơn giản đó chính là cảm xúc phấn khích khi thấy một chiếc áo thun được giảm giá, mặc dù bạn đã có rất nhiều chiếc áo trong tủ nhưng vẫn muốn mua thêm vì chiếc áo kia đang được giảm giá đến 50%.
- Hạn chế tiếp xúc với các ứng dụng mua sắm trên điện thoại, vì lúc nào cũng có chương trình giảm giá dẫn đến những sai lầm mua sắm.
- Mua những thứ thật sự cần thiết chứ không mua những thứ bạn thích.
- Có những người mua sắm nhiều khi buồn hoặc cảm xúc đi xuống hãy thay thế bằng những thói quen lành mạnh như tập thể dục, yoga, đọc sách hoặc chăm sóc nhà cửa.
- Ít ăn vặt, uống cà phê, hoặc đi chơi giải trí tốn kém, thay vào đó hãy tập thói quen tự nấu ăn sẽ tiết kiệm rất nhiều so với ăn ở quán nhé.
- Hãy hạn chế thanh toán bằng các loại thẻ hoặc ví điện tử nhiều nhất có thể. Vì việc quẹt thẻ hoặc nhập lệnh gửi tiền sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc bạn phải cầm từng tờ tiền mặt để thanh toán, sử dụng tiền mặt cũng giúp bạn đắn đo và suy nghĩ nhiều hơn khi mua sắm.
Ngoài ra còn rất nhiều cách để cải thiện thói quen tiết kiệm của bạn, quan trọng nhất vẫn là sự kiên trì, cũng như là nâng cao kỷ luật cao nhất có thể, càng chiều chuộng bản thân thì bạn càng xa vời với mục tiêu tiết kiệm của mình.
Tham gia đầu tư càng nhanh càng tốt
Làm sao để tiết kiệm tiền mua nhà sau khi đã có thói quen quản lý chi tiêu làm nền tảng? Câu trả lời đó chính là tham gia đầu tư tích lũy, đây sẽ là động cơ đẩy nhanh tiến trình mua nhà của gia đình bạn, hãy tham gia đầu tư tích lũy vốn tạo thêm một nguồn thu nhập thụ động trước khi ra quyết định mua nhà.
Bởi vì khi có biến cố xảy ra thì nguồn thu nhập thụ động sẽ là vị cứu tinh của bạn. Một số kênh đầu tư mà bạn có thể tham gia: Đầu tư kim loại vàng, đầu tư bất động sản, gửi tiết kiệm ngân hàng, chứng khoán phái sinh, trái phiếu,… Tùy vào khẩu vị và mức độ chịu được rủi ro mà mỗi người sẽ có kênh đầu tư phù hợp.
Trước khi đi mua nhà cần lưu ý những gì để tránh sự cố?
Bất động sản nói chung và nhà liền thổ nói riêng điều có giá trị rất lớn, có khi cả đời người chỉ có thể thực hiện được 1 giao dịch duy nhất. Chính vì thế, sau khi đã tích góp đủ tiền thì người mua nhà cần phải lưu ý và tìm hiểu thật kỹ những thông tin sau đây:

Đọc kỹ tất cả giấy tờ và mọi thứ liên quan đến hợp đồng
Trước khi đặt bút ký kết bất kỳ giấy tờ – hợp đồng mua bán nào, hãy tập cho mình thói quen đọc thật chậm và thật kỹ tất cả mọi thứ. Bạn cần biết rõ ràng chính xác những điều khoản là nghĩa vụ phải thực hiện, và những điều khoản là quyền lợi của bản thân nhận được.
Thậm chí, nếu còn vướng mắc điều gì, bạn có thể đọc đi đọc lại nhiều lần, cũng như đặt câu hỏi với các bên liên quan, tránh bị tác động bên ngoài hối thúc mà bạn bỏ qua những điều khoản ảnh hưởng tới lợi ích của bạn.
Lưu ý các thủ tục hành chính
Thực tế từ những vụ tranh chấp, đã có rất nhiều sự cố liên quan đến thủ tục hành chính ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mua. Quá trình xử lý chậm trễ vào phút cuối cũng có thể khiến nhiều giao dịch đổ bể. Chính vì vậy, đảm bảo các bước xử lý thủ tục hành chính một cách nhanh gọn, đặc biệt là các quy trình liên quan đến thuế, tín dụng ngân hàng, lệ phí, luật đất đai,…
Lựa chọn sản phẩm từ công ty Bất động sản uy tín
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất, khi lựa chọn được công ty bất động sản uy tín thì người mua nhà sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, cũng như hạn chế được những rủi ro đáng tiếc.
Lời kết
Cần bao nhiêu tiền để mua nhà tại Hà Nội để phù hợp với tình hình bất động sản hiện nay. Tất cả những câu hỏi đắn đo trên đã được bài viết giải đáp chi tiết. Hy vọng với những kinh nghiệm và chia sẻ từ bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để thuận lợi trong việc mua nhà cho bản thân và gia đình.